Khi đã quyết định trở thành một nhà đầu tư trong thị trường lĩnh vực giao dịch ngoại hối thì bản thân mỗi trader cần phải nắm rõ nhiều khái niệm khác nhau từ căn bản đến phức tạp.Việc tham gia vào thị trường giao dịch nói chung không phải là một điều dễ dàng gì vì chúng ta phải nghĩ cách để có thể tồn tại một cách lâu dài nhất theo hướng phát triển chứ không phải tham gia để nhận thua lỗ. Qua đó để tăng khả năng thắng cũng như giảm thiểu tỷ lệ thất bại trong thị trường này ta cần phải tìm hiểu và học hỏi rất nhiều loại kiến thức khác nhau.

Trong bài viết này Sàn Forex Uy Tín sẽ giúp bạn hiểu thêm về một loại kiến thức tương đối cơ bản nhưng lại không kém phần quan trọng trong Forex đó là các nội dung về dư mua và dư bán. Vậy dư mua dư bán là gì? – Tại sao nó lại quan trọng trong giao dịch ngoại hối? Ta hãy cùng tìm nhau giải đáp sau đây.

Dư mua dư bán là gì?

Trong thị trường Forex dư mua dư bán là một khái niệm khá là quen thuộc so với mặt bằng chung bởi lẽ đây là một thuật ngữ mà đa số các nhà đầu tư đều sẽ bắt gặp trong quá trình quan sát và phân tích bảng giá chứng khoán. Ta có thể hình dung đơn giản dư mua dư bán tức là một kiểu chào mua hay chào bán từ phía các giới trader trong thị trường giao dịch tài chính.

Trong đó để có thể thực sự đặt lệnh khớp với thị trường một cách hiệu quả nhất thì ta cần phải đảm bảo thực hiện được 2 bước tiên quyết đó là:

  • Dư mua nhằm để biểu thị một đối tượng thuộc phía người bán có hành động bán dưới mức giá mà phía người mua đang chào mua.
  • Dư bán nhằm để biểu thị một đối tượng thuộc phía người mua có hành động mua trên cả mức giá mà phía người bán đang chào bán.
Dư mua dư bán là gì?
Dư mua dư bán là gì?

Ngoài ra ta còn có thể hình dung rằng mức dư mua dư bán cũng là phần mà bao gồm cả khối lượng và giá từ tập hợp 1, 2, 3.

Trong đó:

  • Tập hợp 1 sẽ là biểu thị cho mức giá tốt nhất trong bảng cổ phiếu.
  • Tập hợp 2 sẽ là biểu thị cho mức giá tốt sau tập hợp 1.
  • Tập hợp 3 sẽ là biểu thị cho mức giá tốt sau cùng có trong bảng giá.

Mặt khác số dư được biểu thị thông qua mức dư mua và dư bán trên bảng giá chứng khoáng đều nắm vai trò bị động, tức là ở đây phía người bán vẫn sẽ bán xuống trong khi đó phía người mua sẽ lại mua lên. Ta có thể xem thời điểm mà dư mua và dư bán được khớp lệnh chính là lần khớp lệnh thành công nhất trong phiên giao dịch và với bảng giá chứng khoán tại thời điểm đóng cửa thì đây cũng có thể sẽ là phiên giao dịch cuối cùng được diễn ra trong ngày.

Nói tóm lại trên thị trường giao dịch, cá nhân mỗi nhà đầu tư đều mong muốn thu về được số lợi nhuận cao nhất có thể, từ đó mà tùy vào vị thế hiện tại mà họ phải ra sức mà tìm kiếm đối tượng giao dịch phù hợp với mình, nếu họ ở vị thế là một người bán thì họ sẽ phải tìm một người đóng vai trò là người mua có mức giá tốt nhất (cao nhất) để giao dịch song nếu họ ở vị thế là một người mua họ sẽ cần tìm kiếm đối tượng với mức bán thấp nhất nhằm đảo bảo số lợi nhuận tốt nhất cho họ.

Từ một số thông tin đã được cung cấp trên thì ta có thể rút ra được rằng Forex là một thị trường biến động liên tục qua thời gian, tại từng thời điểm khác nhau sẽ tồn tại số lượng người mua và bán với mức độ khác nhau có thể là ít hoặc là nhiều tùy vào thị trường hiện tại. Cũng từ đó mà sản sinh ra sự tồn tại của dư mua và dư bán và dự cân bằng từ chúng cũng liên tục biến động tùy theo thị trường chung.

Biểu đồ minh họa cho dư mua dư bán là gì trên thị trường giao dịch
Biểu đồ minh họa cho dư mua dư bán là gì trên thị trường giao dịch

Ý nghĩa của dư mua dư bán là gì và ví dụ minh họa về trạng thái này

Ý nghĩa

Sau khi tìm hiểu sơ lược qua các khái niệm cơ bản về dư mua dư bán là gì thì ta có thể phần nào hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của nó trên thị trường giao dịch.

=> Bản chất của trạng thái dư mua dư bán là nhằm để biểu thị cho mức độ thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường Forex. Trong đó có thể thấy nếu mã cổ phiếu tồn đọng quá nhiều phần dư ta có thể kết luận rằng sự cân bằng của cung và cầu từ loại cổ phiếu đó là hoàn toàn chênh lệch. Nói một cách khác tại thời điểm mà mức dư bán nhiều hơn mức dư mua đồng nghĩa với việc cung từ loại cổ phiếu đó sẽ lớn hơn cầu. Trái lại nếu ta thấy mức dư mua nhiều hơn dư bán đồng nghĩa với việc lượng cầu từ loại cổ phiếu này lớn hơn cung qua đó phần nào dự báo được sự gia tăng về giá của cổ phiếu trong thời gian sắp tới.

Ý nghĩa về dư mua dư bán là gì trong chứng khoán
Ý nghĩa về dư mua dư bán là gì trong chứng khoán

Ví dụ minh họa về dư mua dư bán trong thị trường giao dịch

Để ta có thể hình dung được một cách rõ ràng hơn về dư mua dư bán trong chứng khoán thì sau đây Sanforexuytin sẽ giới thiệu với bạn một ví dụ minh họa cụ thể trên thị trường giao dịch.

Ví dụ minh họa về dư mua dư bán là gì
Ví dụ minh họa về dư mua dư bán là gì

Quan sát vào hình ảnh minh họa được cung cấp trên ta có thể thấy được rằng trong trường hợp ta đang thực hiện giao dịch với mã CP ADC với mức giá chào bán là khoảng 25.000 đồng, tuy nhiên ta lại chỉ muốn đặt lệnh mua ở mức giá tầm khoảng 22.000 đổ về. Qua đó phiên giao dịch này đã không thành công do không thỏa mãn và khớp lệnh như nhu cầu đặt ra, và thông qua đó các cổ phiếu trong trường hợp không khớp với lệnh mua sẽ được biểu hiện qua cột dư mua dư bán ở cuối bảng như trong hình.

Một số những thông tin mà trader cần biết thông qua bảng chứng khoán

Việc thực hiện một phiên giao dịch đòi hỏi ta phải nắm bắt được rất nhiều nguồn kiến thức từ các thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực giao dịch ngoại hối. Qua đó sau khi đã tìm hiều được dư mua dư bán là gì thì tiếp đến Sanforexuytin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số các thuật ngữ khác có trên bảng chứng khoán nhằm hỗ trợ cho việc giao dịch được dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bảng chứng khoán điện tử sàn Hose
Bảng chứng khoán điện tử sàn Hose

Lấy ví dụ từ một bảng chứng khoán từ sàn Hose ta sẽ liệt được một số các thuật ngữ cũng như ký hiệu cơ bản mà bản thân mỗi nhà đầu tư nên nắm rõ trước khi tham gia vào bất kỳ cuộc giao dịch nào trên thị trường:

  • Mã CK: ta có thể hình dung một cách đơn giản rằng đây chính là mã của các công ty niêm yết đang phát hành chứng khoán trên khu vực Việt Nam.
  • ĐCGN: là giá tham chiếu hay còn được hiểu là giá đóng cửa của các phiên giao dịch trước đó nhằm dùng để thực hiện xác định giá trần cũng như giá sàn cho ngày giao dịch cụ thể.
  • Trần: mức giá cao nhất mà các trader có thể đặt trong thời điểm hiện tại (trong 1 ngày).
  • Sàn: mức giá thấp nhất mà các trader có thể đặt trong thời điểm hiện tại (trong 1 ngày).
  • Tổng KL: được hiểu là tổng khối lượng các cổ phiếu đã khớp với lệnh trong ngày. Dựa vào con số này mà các trader có thể ước lượng được mức thanh khoản của cổ phiếu cũng như dư mua và dư bán của nó.
  • KL: tức khớp lệnh (dòng lệnh sẽ xuất hiện khi các lệnh được đặt ra thỏa mãn đôi bên bán và mua).
  • KL mua, KL bán: nhằm để chỉ khối lượng cổ phiếu từ cả phía người bán và người mua ở trạng thái đã khớp lệnh.
  • ATO, ATC: tức At The Opening (ATO) và At The Closing (ATC) là 2 ký hiệu biểu thị cho mức giá mở cửa và mức giá đóng cửa của phiên giao dịch định kỳ.
  • Chỉ báo màu sắc: xanh lá => giá tăng, tím => giá tăng kịch sàn, vàng => đứng giá, đỏ => giá giảm, xanh biển => giá giảm kịch sàn.

Tổng kết

Dư mua và dư bán là một trong những thuật ngữ tương đối quan trọng trong thị trường giao dịch Forex mà ta đã được tìm hiểu trong bài viết này. Ngoài việc nắm được các lý thuyết quan trọng về dư mua và mua bán ta còn được hiểu rõ hơn về bản chất cũng như hình dung nó một cách rõ ràng hơn trong giao dịch. Cùng với đó ta cũng đã được tìm hiểu về một số các thuật ngữ và các ký hiệu chuyên dụng trên một sàn chứng khoán qua đó giúp ta chuẩn bị được phần nào hành trang để có thể tham gia vào các phiên giao dịch trên Forex một cách hiệu quả và dễ dàng hơn.

Đánh giá bài viết!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận