Ở thị trường Forex vốn dĩ tồn tại rất nhiều kiến thức khác nhau mà bản thân mỗi trader đều phải nắm bắt được trước khi tham gia vào bất cứ phiên giao dịch nào. Trong đó thì ta không thể nào là không kể đến các kiến thức cơ bản như phân tích kỹ thuật, vì đây là tiền đề giúp ta có thể đầu tư vào thị trường một cách dễ dàng hơn. Ở bài viết này hãy cùng Sanforexuytin tìm hiểu về nguyên tắc cốt lõi của phân tích kỹ thuật được mang tên lý thuyết Dow.
- Dòng tiền ròng là gì? Quản lý dòng tiền ròng như thế nào là thông minh?
- Dư mua dư bán là gì? Những thông tin mà nhà đầu tư cần biết
- Đặc điểm mô hình cờ đuôi nheo (Pennant) và cách nhận biết mô hình này
- Điểm Pivot là gì? Cách sử dụng điểm xoay Pivot đơn giản và hiệu quả
- Entry là gì? Khái niệm và tầm quan trọng của Entry trong Forex
Sau đây ta hãy cùng phân tích rõ hơn về lý thuyết Dow là gì cũng như những nguyên lý cơ bản nhất về nó mà bất kỳ các trader nào cũng cần phải biết qua khi sử dụng trong thị trường giao dịch ngoại hối.
Tổng quan về lý thuyết Dow
Như ta đã biết thì phân tích kỹ thuật vốn được bắt nguồn từ lý thuyết Dow mà ra qua đó ta có thể thấy rằng nó được đại diện ở nhiều phương diện trên lĩnh vực giao dịch tài chính từ các chỉ báo hỗ trợ cho đến các mô hình nến đều có liên quan mật thiết đến lý thuyết Dow. Tuy nhiên không ít các nhà đầu tư vẫn còn đang rất mơ hồ về vấn đề này cũng như không thật sự hiểu ý nghĩa hay bản chất thực sự của nó. Để ta có thể giải quyết các vấn đề nan giải này thì đầu tiên ta sẽ bắt tay vào tìm hiểu sơ lược về lý thuyết Dow là gì và tầm quan trọng của nó đối với thị trường Forex ra sao.
Lý thuyết Dow là gì?
Lý thuyết Dow là một trong những thuật ngữ lâu đời trong thị trường ngoại hối được lấy tên bởi chính người cha đẻ của mình là Charles H. Dow, nó được cho là một nền tảng kiến thức quan trọng và là một thành phần cốt lõi nhất của nhiều phương thức phân tích kỹ thuật hiện nay có trên thị trường Forex. Lý thuyết Dow đóng vai trò như một công cụ để biểu thị cho ta thấy về các sự chuyển động cũng như biến hóa của thị trường qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Do lý thuyết Dow vốn đã tồn tại trong thị trường trong một khoảng thời gian tương đối dài cho nên mọi tín hiệu từ nó được biểu thị ra tương đối chậm trễ nếu so với các mô hình nến Nhật hiện nay, tuy nhiên có một điều chắc chắn là bản chất của lý thuyết Dow vẫn không đổi và luôn đúng ở mọi phương diện. Qua đó mọi sự biến động và đổi thay từ thị trường giao dịch luôn được lý thuyết Dow phản ánh lại một cách rất rõ ràng và chính xác.
Trên mặt lý thuyết ta có thể hình dung được rằng mọi sự biến động từ thị trường chung đều bắt nguồn từ sự mất cân bằng từ cung và cầu, trong đó tùy thuộc vào sự gia tăng từ số lượng phe mua hoặc phe bán mà thị trường sẽ được thay đổi từ tăng sang giảm một cách cụ thể và lý thuyết cũng đã được hình thành dựa trên nguyên tắc tất yếu trên của thị trường. Hay nói cách khác Dow được ví như một công cụ giúp ta xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhà đầu tư đối với mọi nhất cử nhất động của thị trường giao dịch tài chính. Qua đó ta có thể thấy rằng Dow là một nguyên tắc không thể bị thay đổi bởi bất cứ một tác động nào từ các yếu tố bên ngoài.
Lịch sử hình thành và phát triển
Như ta đã phân tích trên thì lý thuyết Dow là một nguyên tắc do Charles H. Dow sáng lập và phát minh ra. Tuy nhiên ban đầu thì sự tồn tại của Dow chỉ được biết đến thông qua các bài luận từ các trang báo của Wall Street Journal do chính cha đẻ mình đăng lên. Lúc này ông đã cung cấp được rất nhiều những nhận định khác nhau và đều rất chính xác trên thị trường chung, từ các chỉ số cơ bản của thị trường cho đến các diễn biến tâm lý của giới trader đều được thể hiện một cách chi tiết và khoa học. Cũng từ đó mà Dow đã dần được công nhận là một nguyên tắc đúng đắn và có tính ảnh hưởng cao với thị trường giao dịch.
Mặc dù sau một khoảng thời gian thì cha đẻ của lý thuyết Dow đã mất tuy nhiên thành phẩm mà ông để lại đã được thừa kế và phát triển một cách mạnh mẽ nhờ vào một trong các cộng sự của ông chính là William P. Hamilton. Qua một khoảng thời gian thì lý thuyết Dow đã thật sự hoàn chỉnh và nhiều lần đổi mới và cải tiến cho đến hiện tại thì đã được mọi người công nhận và biết đến rộng rãi trên thị trường ngoại hối.
Những nguyên lý cơ bản trong lý thuyết Dow là gì?
Lý thuyết Dow vốn là một bộ nguyên tắc lý luận được xem là cốt lõi và cội nguồn của nhiều khía cạnh khác nhau trong thị trường giao dịch nói chung và trong phân tích kỹ thuật nói riêng song ở Dow cũng tồn tại một số các nguyên lý căn bản nhất và hầu hết mỗi nguyên lý này đều thông qua sự biến động của thị trường mà cấu thành. Sau đây hãy cùng Sanforexuytin khám phá về 6 nguyên lý cơ bản trong lý thuyết Dow.
Thị trường phản ánh tất cả
Đây là nguyên lý đầu tiên và cũng là nguyên tắc tiên quyết để cấu thành nên một lý thuyết Dow hoàn chỉnh. Với nguyên lý này thì Dow sẽ có thể phản ánh được hầu như mọi sự biến động và đổi mới của thị trường giao dịch từ tâm lý cho đến các biến động về giá cổ phiếu thậm chí cả về lãi suất và một số chỉ số quan trọng khác thường tồn tại trên thị trường ngoại hối.
=> Từ đó mà các nhà đầu tư có thể dựa vào nguyên lý trên để phần nào đó phán đoán được vị thế cũng như xu hướng của thị trường sắp tới thông qua các thông tin đã được phản ánh từ hiện tại và quá khứ.
Ta không thể phủ định rằng tất cả mọi thứ đều sẽ được phản ánh thông qua thị trường, tuy nhiên không phải mọi yếu tố phát sinh nào cũng được phản ánh bằng lý thuyết Dow ví dụ như các vấn đề bắt nguồn từ yếu tố tự nhiên như thiên tai hoặc khủng bố sẽ là những yếu tố được loại trừ do ta không thể nào dự đoán chính xác được những vấn đề nằm ngoài hiểu biết của khoa học. Mặc khác ở thực tế đã cho thấy các vấn đề trên cũng đang dần được giải quyết và khắc phục thông qua sự đổi mới liên tục và cho đến bây giờ các yếu tố trên đã được quy vào đánh giá thị trường. Qua đó ta có thể hình dung một cách khái quát rằng thị trường sẽ phản ánh tất cả mọi thứ là một nguyên lý bất biến và trường tồn.
Các xu thế của thị trường
Ở nguyên lý thứ 2 thì như được mô tả thì ở lý thuyết Dow được cấu thành bởi 3 xu thế cơ bản đó là:
- Primary Movement (xu thế cấp 1): Là loại xu thế mà thông thường sẽ được duy trì trong khung thời gian từ 1 – 3 năm và gần như không một cá nhân nào có thể tiên đoán chính xác được vòng chu kỳ này cũng như không một tác nhân nào có thể tác động vào nó.
- Medium Swing (xu thế cấp 2): Là loại xu thế mà thông thường sẽ được duy trì trong khung thời gian từ 1 – 3 tháng và thường sẽ di chuyển trái chiều so với xu thế cấp 1 (chằng hạn như nếu xu thế cấp 1 giảm thì xu thế này sẽ tăng và nếu xu thế này giảm thì xu thế cấp 1 sẽ tăng).
- Minor Movements (xu thế cấp 3): Là loại xu thế ngắn nhất mà thông thường sẽ chỉ duy trì trong độ từ 3 tuần trở xuống và sẽ luôn có xu hướng trái chiều so với xu thế cấp 2. Do đây là một xu thế tương đối ngắn nên việc bị ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân bên ngoài là có tỷ lệ khá cao.
Các giai đoạn trong xu thế của thị trường
Nguyên lý thứ 3 sẽ là các giai đoạn được bao gồm trong mỗi xu thế trong nguyên lý thứ 2. Thông thường ở mỗi xu thế sẽ có tất cả 3 giai đoạn điển hình đó là:
Giai đoạn tích lũy: là giai đoạn mà mức giá sẽ không hề biến động hoặc mức biến động không đáng kể nói cách khác thị trường ở giai đoạn này sẽ nằm đi theo hướng ngang trong một khoảng thời gian dài hạn có thể là 1 tháng hoặc thậm chí là một năm.
Giai đoạn bùng nổ: đây là giai đoạn mà biến động của giá bắt đầu thay đổi theo cách tăng lên một cách nhanh chóng sau 1 khoảng thời gian tích lũy lâu dài hay nói cách khác đây là thời điểm chín mùi mà nhiều nhà đầu tư vào lệnh mua do đó mức giá đã bùng nổ một cách đột biến trên thị trường giao dịch.
Giai đoạn sụp đổ: là giai đoạn tuột dốc của một thị trường sau một khoảng thời gian bùng nổ mạnh mẽ về mức giá. Ta có thể hình dung rằng đây là giai đoạn mà các nhà đầu tư đang trong vị thế bán là chủ yếu qua đó mà mức giá đã xuống dốc một cách nhanh chóng và thị trường giao dịch ở trạng thái giảm không phanh.
Các xu hướng được xác định thông qua khối lượng giao dịch
Đây là nguyên lý thứ 4 trong lý thuyết Dow nhằm biểu thị cho mức độ tương đồng về hướng giữa xu hướng và khối lượng giao dịch. Nói cách khác trong một thị trường 2 yếu tố này sẽ tỷ lệ thuận với nhau, nếu xu hướng thị trường ở mức tăng thì khối lượng cũng phải tăng ngược lại nếu xu hướng ở mức giảm thị khối lượng giao dịch cũng từ đó mà tuột dốc và yếu đi.
Mặc khác vẫn tồn tại một số tình huống đặc biệt mà tại đó khối lượng giao dịch sẽ tỷ lệ nghịch so với xu hướng thị trường và đó là thời điểm mà sự đảo chiều rất có khả năng xảy ra trong tương lai gần.
Chỉ số bình quân phải luôn xác nhận lẫn nhau
Đây là nguyên lý thứ 5 trong lý thuyết Dow với mục đích chính là biểu thị cho sự biến động của thị trường phải luôn được các chỉ số bình quân xác nhận. Để ta có thể dễ dàng hình dung hơn thì ta có thể dựa vào sự xác định lẫn nhau giữa các chỉ số có trong thị trường truyền thống đó là chỉ số trung bình của công nghiệp và của đường sắt. Ta có cũng có thể dựa vào ví dụ minh họa từ Dow Jones, nếu ở đây chỉ số công nghiệp biểu thị sự đảo chiều từ hướng tăng sang giảm tuy nhiên ngược lại chỉ số vận tải lại biểu thị cho xu hướng tăng thì lúc bấy giờ nó sẽ hoàn toàn không được xác nhận. Qua đó ta có thể thấy rằng một thị trường có được xác nhận hay không đều phải thông qua được sự đồng thuận giữa các chỉ số bình quân với nhau.
Xu hướng chính của thị trường sẽ luôn được duy trì đến khi có dấu hiệu đảo chiều xuất hiện
Đây là nguyên lý cuối cùng trong lý thuyết Dow và cũng là kiến thức cơ bản nhất trong thị trường giao dịch ngoại hối. Thông thường cho đến khi hiện tượng đảo chiều xảy ra thì xu hướng trước đó của nó sẽ luôn được giữ nguyên và duy trì liên tục qua đó các nhà đầu tư nên kiên nhẫn và đợi cho đến thời điểm đảo chiều thật sự xuất hiện lúc đó mới nên tiến hành vào lệnh để tối ưu quá trình giao dịch cũng như tránh gặp phải các rủi ro không đáng có trên thị trường.
Một số mặt hạn chế của lý thuyết Dow
Sau khi đã được làm quen với Dow cũng như tìm hiểu về ý nghĩa bản chất cũng như các cội nguồn lý luận của nó thì tiếp đến ta hãy cũng đúc kết lại những điểm hạn chế mà lý thuyết này mắc phải:
- Lý thuyết Dow sở hữu độ trễ tương đối lớn.
- Lý thuyết Dow không chính xác hoàn toàn ở mọi thời điểm.
- Không được sử dụng rộng rãi trong các phiên giao dịch ngắn hạn và trung hạn.
- Việc xác định xu thế thị trường bằng lý thuyết Dow là tương đối khó khăn.
Tổng kết
Lý thuyết Dow là một nền tảng kiến thức quan trọng và là bắt nguồn của nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật phổ biến hiện nay. Mặc dù sở hữu độ trễ khá lớn song Dow vẫn luôn được khá nhiều trader sử dụng phổ biến trên thị trường giao dịch bởi nó giúp ta xác định được biến động của thị trường trong tương lai khá chính xác. Qua bài viết Sanforexuytin đã giúp bạn làm quen với lý thuyết Dow cũng như giúp bạn hiểu sâu hơn về nó từ bản chất cho đến các nguyên lý cơ bản vốn có.