Chỉ báo ATR là công cụ khá phổ biến hỗ trợ người dùng đo lường biên độ của giá và các biến động ở thị trường chung. Có thể nói đây là một chỉ báo rất khác biệt và nổi trội so với các chỉ báo khác về mặt chức năng, nếu bạn thực sự tìm hiểu và sử dụng chỉ báo này đúng cách thì nó sẽ hoạt động với tần suất vô cùng mạnh mẽ. Sau đây hãy cùng sanforex.org sẽ đi tìm hiểu chi tiết chỉ báo ATR là gì?

Chỉ báo ATR là gì?

ATR hay còn được biết đến với cái tên “Average True Range” được định nghĩa đơn giản là khoảng giao động trung bình thực tế của giá. Đây được xem là một công cụ giúp người dùng thực hiện đo lường các biến động của giá được tác động bởi GAP hoặc các biến động giới hạn khác trong thị trường. Mặc dù trước đó ATR vốn chỉ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực giao dịch hàng hóa, tuy nhiên sau các lần đổi mới và phát triển thì công cụ này đã được áp dụng vào một phổ biến hơn và mở rộng sang các lĩnh vực trong forex.

chỉ báo ATR là gì
Chỉ báo ATR là gì

Ý nghĩa của chỉ báo ATR

ATR chủ yếu được sử dụng với mục đích là phản ánh dao động của giá hàng hóa ở mực độ chính xác nhất  và tạo các áp lực trong lĩnh vực mua bán. Để hiểu đơn giản hơn thì nó có nghĩa là nếu chỉ báo này tăng lên một cách quá mức thì nó sẽ dự báo cho việc tăng hoặc giảm mạnh trong tương lai, đồng nghĩa với việc khả năng duy trì lâu dài là điều bất khả thi. Ngược lại nếu chỉ báo này có chỉ số đầu ra ở mức thấp thì thể hiện thị trường sẽ không có nhiều biến động và nếu thị trường đang duy trì đường chỉ báo ở mức ngang bằng trong một khoảng thời gian dài thì đồng nghĩa với việc giá đang được tích lũy dần dần và sẽ đảo chiều trong tương lai không xa.

Biến động của giá trong chỉ báo ATR
Biến động của giá trong chỉ báo ATR Indicator

Qua đó ta có thể thấy được một điều là ATR vô cùng thích hợp để giúp các trader xác định được các thay đổi trong biến động giá từ đó giúp họ nắm bắt được thời cơ thích hợp để thực hiện các lệnh.

Cách cài đặt chỉ báo ATR

Theo như mặc định thì ATR có chu kỳ cài đặt là 14, tùy theo nhu cầu sử dụng mà ta có thể tùy chỉnh sao cho nó phù hợp và thuận tiện cũng như mượt mà hơn trong quá trình giao dịch.

Các tùy chỉnh mà bạn có thể áp dụng và cài đặt:

  • Chu kỳ 7: đây là cài đặt khiến chỉ báo cung cấp tín hiệu nhạy hơn so với đồ thị giá.
  • Chu kỳ 28: đây là cài đặt khiến chỉ báo cung cấp kết quả tốt hơn so với đồ thị giá (tuy nhiên tín hiệu sẽ chậm hơn).
chu kỳ ATR
Chu kỳ ATR trong bài viết tìm hiểu Average True Range là gì

Lưu ý: việc tùy chọn chu kỳ sẽ ảnh hưởng khá nhiều với quá trình giao dịch của người dùng, do đó việc lựa chọn chu kỳ nào là phù hợp là điều khá quan trọng đối với traders. Nếu bạn thật sự đang băn khoăn không biết nên chọn chu kỳ nào cho phù hợp thì bạn nên bắt đầu với chu kỳ mặc định của hệ thống sau đó hãy thử nghiệm các chu kỳ khác và so sánh chất lượng giao dịch của từng chu kỳ và xem xét cái nào là phù hợp nhất.

Cài đặt ATR trong phần mềm MT4

Để sử dụng ATR trong phần mềm MT4 điều đầu tiên là bạn phải chắc chắn rằng bạn đã biết cách sử dụng nền tảng  MT4 và đã biết áp dụng nó vào giao dịch thị trường để tối thiểu những rủi ro xảy đến.

Việc cài đặt ATR vào MT4 là tương đối đơn giản và dễ thao tác do phần mềm này đã được tích hợp sẵn gói công cụ hỗ trợ bao gồm có ATR. Nên bạn chỉ cần thực hiện một số thao tác đơn giản là có thể cài đặt ATR.

Cài đặt: Vào mục Navigator nằm bên trái màn hình giao diện và tìm đến “ATR” sau đó kích chuột vào để tiến hành cài đặt như hình bên dưới.

chỉ báo ATR là gì - cách cài đặt ATR trong MT4
chỉ báo ATR là gì – cách cài đặt ATR trong MT4

Cách tính chỉ báo ATR

Mặc dù ATR đã được tích hợp trong gói công cụ hỗ trợ của MT4 nhưng việc nắm bắt cách tính sẽ là một yếu tố giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của nó.

Cách tính:

  1. Xác định vùng biên độ thực.
  2. Tìm giá trị lớn nhất TRi (giá trị lớn nhất trong vùng biên độ).
  3. Áp dụng công thức
    Công thức tính ATR - chỉ báo ATR là gì
    Công thức tính ATR – chỉ báo ATR là gì

    Biết rằng: n = số chu kỳ = 14

Áp dụng chỉ báo ATR vào giao dịch thực tiễn

Sau khi đã tìm hiểu khái quát về chỉ báo ATR là gì thì sau đây ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về cách thức sử dụng nó trong giao dịch thực tiễn là như thế nào, cụ thể ra sao.

Stop Loss

Chỉ báo ATR là một công cụ hoàn hảo để giúp cho người dùng xác định được khoảng cách của stop loss (lệnh giúp trader hạn chế thua lỗ).

Ta có thể xác định điểm cắt lỗ bằng chỉ báo ATR như sau:

Việc nhìn vào chỉ báo ATR ta sẽ dễ dàng thấy được các chỉ số cao hoặc thấp.

Ta sẽ nhận biết được liệu rằng giá có biến động hay không bằng cách nhìn vào chỉ số ATR.

  • ATR có chỉ số cao đồng nghĩa với việc giá sẽ biến động mạnh trong tương lai, thông báo cho người dùng nên cắt lỗ vào thời điểm xa hơn.
  • ATR có chỉ số thấp đồng nghĩa với việc giá sẽ biến động yếu, thông báo cho người dùng nên cắt lỗ sớm nhất có thể.
minh họa stop loss - chỉ báo ATR là gì
minh họa stop loss – chỉ báo ATR là gì

Take Profit

Chỉ báo ATR cũng có thể giúp người dùng tìm điểm chốt lời dễ dàng hơn.

Qua việc quan sát ATR ta sẽ thấy khi đường biểu diễn chỉ báo nằm phía trên hoặc phía dưới:

  • ATR nằm ở nửa trên đồng nghĩa với việc giao dịch của bạn được đánh giá khá cao và bạn nên đặt chốt lời gấp đôi để có thể thu về kết quả thuận lợi.
  • ATR nằm ở nửa dưới đồng nghĩa với việc giao dịch của bạn đang có rủi ro và nên cẩn thận hơn trong việc đặt mục tiêu, tốt nhất nên thu nhỏ mục tiêu lại ở mức tối thiểu.
minh họa take profit - chỉ báo ATR là gì
minh họa take profit – chỉ báo ATR là gì

Tổng kết

Chỉ báo ATR là một công cụ tiềm năng trong giao dịch forex giúp các trader xác định được điểm chốt lời, cắt lỗ một cách hợp lý để mà tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Bài viết đã giới thiệu khái quát về chỉ báo ATR là gì nhằm giúp trader hiểu rõ hơn về chỉ báo này từ đó áp dụng hiệu quả chỉ báo này hơn để gặt hái nhiều giao dịch thành công.

Xem thêm các kiến thức hay về Forex tại: https://sanforex.org/kien-thuc

Đánh giá bài viết!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận