Một khi đã bước chân vào thị trường Forex thì tự mỗi nhà đầu tư phải tự ý thức được rằng đây là một chiến trường khốc liệt về mặt tài chính. Do đó mỗi người phải tự biết nắm bắt một cách tường tận về những thuật ngữ cũng như những kiến thức cơ bản về giao dịch trong thị trường này nếu muốn tồn tại lâu dài. Và một trong những kiến thức cốt lõi và căn bản nhất nếu muốn sống vững trong thị trường Forex đó chính các nhà đầu tư phải biết cách đọc biểu đồ nến.
- Chỉ báo ATR là gì? Hướng dẫn dùng chỉ báo Average True Range chi tiết
- Tradingview là gì? Cách sử dụng Tradingview chi tiết không phải ai cũng biết
- Cách nạp rút tiền HotForex mới và an toàn nhất
- Chi tiết cách nạp rút tiền tại IC Markets dành cho trader mới
- Chi tiết nạp và rút tiền tại XM – Hướng dẫn mới nhất
Như ta đã biết thì ở thị trường Forex mỗi trader đều có nhiệm vụ hằng ngày đó chính là quan sát và phân tích các biểu đồ nến để từ đó mà theo dõi thị trường và chuẩn bị đặt lệnh nếu đến thời cơ thích hợp. Qua đó ta có thể thấy rằng việc biết cách đọc biểu đồ nến Nhật là một yếu tố gần như bắt buộc. Ở bài viết này Sanforexuytin sẽ hướng dẫn bạn cách đọc biểu đồ nến Nhật một cách chính xác nhất để có thể giao dịch trong thị trường Forex.
Cấu tạo của cơ bản của biểu đồ nến Nhật
Việc đầu tư ta cần phải nắm rõ trước khi muốn bắt đầu tìm hiểu cách đọc và phân tích một biểu đồ nến đó chính là phải hiểu rõ tường tận được cấu tạo cơ bản của chúng.
Thông thường thì một biểu đồ nến Nhật sẽ được tích hợp 2 thành phần cốt lõi cấu thành đó chính là thân nến và bóng nến. Trong đó thì phần thân nến thường sẽ bao gồm giá đóng cửa và giá mở cửa của thị trường, còn đối với phần bóng nến thì sẽ đóng vai trò là biểu thị mức giá cao hoặc thấp trong thị trường Forex. Ở biểu đồ nến Nhật cũng được phân ra thành 2 màu sắc cơ bản, trong đó màu xanh lục là màu biểu thị cho thị trường có xu hướng gia tăng về mức giá, còn ngược lại thì màu đỏ sẽ biểu thị cho thị trường có xu hướng giảm về mức giá.
Để một biểu đồ nến Nhật được hình thành thì thường sẽ có sự kết hợp của các nến đơn lẻ của từng phiên lại với nhau và trong đó bằng cách dựa vào sự biến động của thị trường là tăng hoặc giảm mà biểu đồ sẽ từ đó mà có những hình dạng khác nhau có lúc lên có lúc xuống không theo một quy chuẩn nào nhất định.
Cách đọc biểu đồ nến Nhật
Việc đọc hoặc phân tích một biểu đồ nến yêu cầu các nhà đầu tư phải nắm bắt được nhiều bước khác nhau song những bước này thật sự không quá phức tạp để tiếp nhận và ghi nhớ không những vậy khi ta nắm rõ một cách tường tận về cách xem biểu đồ nến Nhật thì ta sẽ có cơ hội tăng được tỷ lệ thành công trong giao dịch Forex một cách dễ dàng hơn thông qua việc tìm ra được thời điểm hợp lý để vào lệnh.
Mặc dù đọc biểu đồ nến là một công việc khá nhàm chán và đòi hỏi tính nhẫn nại khá cao do yêu cầu các trader phải thực hiện công việc này hằng ngày. Tuy nhiên công việc nhàm chán này lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thị trường Forex. Mặc khác chính vì sự nhàm chán của công việc này nên rất nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường này thường thờ ơ và thực hiện nó một cách không thường xuyên hoặc thậm chí còn đọc không đúng cách. Qua đó dưới đây Sanforexuytin sẽ hướng dẫn đến các bạn một số cách được cho là cơ bản nhất để giúp bạn có thể đọc được biểu đồ nến một cách dễ dàng và chính xác nhất.
Quá trình đọc biểu đồ nến Nhật thông thường sẽ bao gồm 3 bước cơ bản và tất yếu đó là:
- Xác định xu hướng thị trường.
- Phân tích xu hướng thị trường (mạnh hay yếu).
- Xác định thời điểm thích hợp để vào lệnh cũng như chốt lời hoặc cắt lỗ.
Xác định xu hướng giá của thị trường giao dịch
Đầu tiên để ta thực sự đọc được biểu đồ nến Nhât thì ta hãy bắt đầu bằng việc xác định được xu hướng giá của thị trường giao dịch, đây có thể nói là một bước tiền đề không thể thiếu để cấu thành nên một phiên giao dịch có tỷ lệ thành công cao.
Để ta có thể thực hiện được việc xác định xu hướng giá thì ta sẽ tiến hành bằng việc sử dụng các cách thức sau:
- Lý thuyết Dow
- Các đường EMA
- Trendline
- Kênh giá
Trong đó:
Đối với cách thức sử dụng lý thuyết Dow Jones
Đây có thể nói là một cách thức nền tảng nhất về mặt phân tích kỹ thuật, do đó hầu hết các nhà đầu tư đều phải nắm bắt. Trong lý thuyết Dow thường tích hợp 3 xu thế cơ bản đó là xu thế chính (cấp 1), xu thế phụ (cấp 2) và cuối cùng là xu thế đi ngang. Ở biểu đồ nến thì hầu như các nhà đầu tư chỉ tập chung chủ yếu phân tích và tìm hiểu về các xu thế cấp 1 và 2 do đó ta có thể xem xu thế đi ngang cũng nằm trong 1 phần của xu thế cấp 2.
Ta có thể thấy rằng xu thế cấp 2 thông thường là xu thế có hơi hướng đi tương đối nhanh do đó trong khoảng thời gian này các trader nên đợi đến khi thị trường hướng đến xu thế cấp 1 từ đó mới nên thật sự mở phiên giao dịch để tránh rủi ro. Trong đó ta có thể hình dung xu thế cấp 1 chính là tập hợp các đường xu hướng tăng hoặc giảm, trong trường hợp nếu nó là đường xu hướng tăng thì giá của thị trường sẽ hình thành nên các đỉnh và đáy cao hơn so với trước đó và ngược lại nếu là đường xu hướng giảm thì đỉnh và đáy được cấu thành sẽ có thể thấp hơn so với trước đó.
=> Qua lý thuyết Dow Jones rõ ràng các nhà đầu tư sẽ có thể xác định được của thị trường từ đó mà ứng dụng vào giao dịch để có thể mở lệnh một cách hợp lý nhất.
Đối với cách thức sử dụng đường EMA
Với cách thức này thì rõ ràng ta sẽ sử dụng đường trung bình cộng làm mũi nhọn để thực hiện việc xác định xu hướng giá thông qua việc dựa vào những khoảng thời gian như D1, H4 và H1.
Qua đó ta có thể xác định được xu hướng thị trường thông qua việc nhìn vào vị trí của mức giá so với đường EMA. Trong trường hợp nếu mức giá đang ở vị trí phía dưới của đường EMA thì lúc này thị trường sẽ mang xu hướng giảm, và ngược lại thì sẽ mang xu hướng tăng nếu mức giá ở vị trí phía trên đường EMA.
Đối với cách thức sử dụng Trendline
Đây là cách thức chỉ có thể nên được áp dụng bởi các nhà đầu tư đã có nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường Forex do sự biến động thất thường của nó không theo một quy chuẩn chung nhất nào mà luôn lên xuống tạo thành những đợt sóng khó lường.
Qua đó ta có thể hiểu đơn giảm rằng dựa vào sự biến động của các đợt sóng ta có thể hình dung được là nó đang tăng hay giảm. Nếu những đợt sóng có xu hướng tăng thì có sẽ có hơi hướng lớn dần như trong hình và ngược lại sẽ là xu hướng giảm.
Đối với cách thức sử dụng kênh giá
Vốn dĩ cách thức này được thừa kế một phần từ cách thức sử dụng Trendline bởi lẽ bản thân cách thức này vốn được hình thành bởi nhiều đường trendline với nhau tạo thành 2 đường thằng song song.
Phân tích và xác định lưc của xu hướng (mạnh hoặc yếu)
Sau khi đã nắm rõ được bước đầu tiên là xác định được xu hướng của thị trường thì sau đây ta sẽ tiến hành phân tích xem xu hướng này là mạnh hay yếu? Đây là một bước cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp các nhà đầu tư có thể tìm được vị trí thích hợp để vào hoặc thoát lệnh cũng như quyết định xem có nên tham gia vào phiên giao dịch này hay không thông qua việc xem xét lực của xu hướng.
Để ta có thể xác định lực của xu hướng một cách chính xác và rõ ràng nhất ta có thể dùng những công cụ hỗ trợ được nêu sau đây:
- Sóng Elliot
- Mô hình giá
- Các loại chỉ báo hỗ trợ
Đối với sóng Elliot
Đây được cho là một công cụ có sự tương đồng đáng kể với lý thuyết Dow Jones qua đó ta có thể lợi dụng điều này để sử dụng Dow Jones trong việc đếm sóng Elliot.
Ở đây các nhà đầu tư sẽ chủ yếu quan sát vào 3 con sóng tăng chính đó là sóng (1), (3) và (5) và 2 con sóng điều chỉnh đó là sóng (2) và (4). Trong đó thì sóng (3) luôn là đối tượng được các nhà đầu tư đặt lệnh mua nhiều nhất khiến mức giá thị trường tăng mạnh từ đó có thể dừng lại ở khoảng cao nhất của con sóng (1).
Đối với mô hình giá
Đây là một trong những công cụ gần như là đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta, thường sẽ tồn tại 2 loại mô hình giá đó là mô hình tiếp diễn và mô hình đảo chiều. Tùy vào trường hợp và nhịp độ của thị trường mà ta có thể xem xét và sử dụng mô hình sao cho thích hợp để nhằm xác định lực xu hướng.
Trong đó mô hình tiếp diễn sẽ là loại mô hình sẽ báo hiệu sự tiếp tục tăng lên hoặc giảm xuống tùy theo mức giá và xu hướng của thị trường trước đó. Còn mô hình đảo chiều sẽ là loại mô hình báo hiệu sự chuyển động theo hướng ngược lại của thị trường so với xu hướng tăng hoặc giảm trước đó.
Đối với các loại chỉ báo hỗ trợ
Thông thường các loại chỉ báo như RSI hoặc MACD sẽ được sử dụng trong việc đo lường momentum để ta có thể xác định được mức phân kỳ cũng như hội tụ một cách chính xác. Trong đó thì mức giá sẽ là yếu tố nắm vai trò cấu thành đỉnh cao hơn còn các chỉ báo sẽ nắm vai trò cấu thành đỉnh thấp hơn qua đó hiện trượng phân kỳ sẽ xuất hiện giúp ta hiểu được rằng thời điểm này là khoảng thời gian mà sức mua sẽ giảm và sự đảo chiều về giá là có thể xảy ra.
Xác định điểm vào lệnh, và thời điểm cắt lỗ, chốt lời
Đây là bước cuối cùng trong quá trình đọc biểu biểu đồ nến Nhật và cũng là bước khó khăn nhất đối với tất cả các trader từ chuyên nghiệp cho đến nghiệp dư.
Sau khi ta đã thực hiện xong các bước như tìm được xu hướng thị trường và đã xác định được lực của đường xu hướng đó thì cuối cùng ta sẽ tiến hành việc quyết định xem khi nào là thích hợp để ta có thể thực biện chuỗi lệnh của mình áp dụng vào xu hướng này một cách hợp lí nhất. Đây sẽ là bước mang tính quyết định nhất xem một phiên giao dịch có thành công hay không? lợi nhuận thu về sẽ là bao nhiêu? rủi ro là lớn hay nhỏ? Hay nói cách khác đây là một bước với quy mô quyết định kết quả các phiên giao dịch của bạn trong xu hướng thị trường này.
Nắm được tầm quan trọng của việc xác định điểm vào lệnh cũng như cắt lỗ chốt lời các nhà đầu tư phải thật thận trọng và nâng tỷ lệ thắng lên mức cao nhất trước khi quyết định đặt bất cứ lệnh gì. Trong đó thì mô hình đảo chiều sẽ là công cụ giúp bạn có cơ hội thắng cao hơn so với mô hình tiếp diễn thông qua việc vào lệnh. Còn đối với việc xác định điểm cắt lỗ, chốt lời thì bạn nên dựa vào vị trí của đường kháng cự và hỗ trợ để đưa ra quyết định sao cho phù hợp.
Tóm lại đây là bước yêu cầu các nhà đầu tư phải thật cẩn trọng và từ tốn chuẩn bị thật chu đáo, ngoài ra các nhà đầu tư phải lưu ý rằng tuyệt đối tránh việc giao dịch với các phiên giao dịch mà ở đó mô hình chưa được hình thành vì qua đó sẽ xuất hiện rất nhiều rủi ro không để lường trước được.
Tổng kết
Để trở thành một nhà đầu tư với nhiều thành công ta phải bỏ thời gian ra để tìm hiểu thật nhiều về lĩnh vực Forex, đặc biệt là nắm vững được cách đọc biểu đồ nến Nhật. Qua bài viết Sanforexuytin đã giới thiệu chi tiết cho bạn những cách cơ bản nhất để có thể đọc được biểu đồ nến Nhật thật chính xác. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp được những thông tin cần thiết cho bạn để có thể giao dịch trong thị trường ngoại hối và thu về mức lợi nhuận nhất định.
Xem thêm các hướng dẫn về Forex cho người mới tại: https://sanforex.org/huong-dan