Từ lâu chúng ta đã biết nếu đã là một nhà đầu tư hay một trader thì chúng ta sẽ không thể nào là không quan tâm đến FED bởi lẽ mọi thông tin được nơi lưu hành từ FED đều là những thông tin mang sức ảnh rất lớn đối với thị trường tài chính thế giới. FED được biết đến là một tổ chức quyền lực và tối quan trọng nhất đối với các lĩnh vực về tài chính của thế giới nói chung. FED là hệ thống các ngân hàng trung ương của Mỹ và cũng là tác nhân chính gây ra các vụ biến động đối với đồng tiền USD (đơn vị tiền thịnh hành nhất thế giới).
- Giấy phép CySec là gì? Mức độ uy tín của nó trong thị trường Forex
- Giấy phép FSA là gì? Tìm hiểu thông tin về FSA của Anh mới nhất
- Giấy phép NFA là gì? Top 10 sàn Forex uy tín được NFA quản lý
- Khái niệm lý thuyết Dow là gì và 6 nguyên lý cơ bản của Dow cần nắm rõ
- Khung giờ giao dịch Forex theo giờ Việt Nam chính xác nhất 2022
Bài viết hôm nay Sanforexuytin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn FED là gì? Và tầm quan trọng của FED đối với thị trường tài chính thế giới là như thế nào.
FED là gì?
FED hay còn được biết đến với cái tên là Federal Reserve System là hệ thống dự trữ liên bang của Mỹ có chức năng là quan sát và điều hành bộ máy tài chính của đất nước. FED được nhiều người biết đến và quan tâm vì sức ảnh hưởng to lớn cũng như mang tầm quan trọng đối nhất định đối với tài chính thế giới bởi đóng vai trò là người kiểm soát đơn vị đồng tiền USD và thực thi nhiều chính sách tài chính mà không bị ràng buộc.
Cấu trúc của FED
Cơ cấu của FED bao gồm tất cả 4 tổ chức chính đó là:
Hội đồng thống đốc cục dự trữ liên bang FED (bao gồm tất cả 7 thành viên đều được Tổng thống Mỹ đề cử).
Federal Reserve Banks: chuỗi 12 ngân hàng dự trữ liên bang (bao gồm 12 văn phòng khu vực đã được phân bố Hội đồng quản trị và chủ tịch riêng).
Federal Open Market Committee: Ủy ban thị trường mở liên bang (bộ phận có sức ảnh hưởng tối cao nhất của FED).
Danh sách các ngân hàng đã và đang tham gia FED với phạm vi trên toàn thế giới hay còn được gọi là ngân hàng thành viên.
Bản chất của tổ chức FED
Tổ chức FED như đã được nêu trên bao gồm 4 tổ chức chính, mỗi tổ chức đều có nghĩa vụ phục vụ cho nhu cầu của thị trường tài chính của quốc gia và hoạt động như một ngân hàng trung ương có tính độc lập.
Tính độc lập của tổ chức được thể hiện thông qua 3 mặt như sau:
Thứ nhất là độc lập về tài chính: FED là một tổ chức hoạt động riêng lẻ và có thu nhập riêng do đó tổ chức không được Quốc hội Mỹ cung cấp bất cứ khoảng phí nào mà trái lại còn chia 6% cổ tức cho chính phủ hằng năm.
Thứ hai là độc lập về chính sách: FED được phép ban hành và quản lý các chính sách tiền tệ một cách độc lập mà không bị bất cứ cơ quan nào chi phối kể cả tổng thống.
Thứ ba là độc lập về nhân sự: FED là tổ chức mà ở đó mỗi thành viên đều có nhiệm kỳ làm việc tận 14 năm do đó FED được làm việc với rất nhiều nhiệm kỳ tổng thống và quốc hội Mỹ.
Nhiệm vụ và vai trò của FED là gì?
FED được ra mắt ở Mỹ với mục đích là giúp quốc gia này quản lý mọi mặt về chính sách tiền tệ. Nói một cách chi tiết hơn thì FED có nhiệm vụ giúp cho người dân nơi đây đặt niềm tin vào nền kinh tế của chính quốc gia mình thông qua việc liên tục chỉnh đốn và phát huy các tổ chức tài chính Mỹ nhằm tăng chất lượng và điều phối đồng tiền này để đảm bảo đất nước đươc đáp ứng đủ các nhu cầu về mặt kinh tế và chu cấp cho cộng đồng một hệ thống tài chính ổn định lâu dài và an toàn toàn diện.
Một số những nhiệm vụ cơ bản và tối quan trọng của FED là:
- Tạo ra và kiểm soát các quy tắc chung cho hệ thống tài chính cũng như tất cả các ngân hàng phân phối trong đất nước.
- Quản lý chặt chẽ và cung ứng chu toàn đồng tiền cho đất nước.
- Phát triển và duy trì các hệ thống thanh toán và giao dịch của các ngân hàng nói chung.
- Đặt lợi ích của người dùng lên hàng đầu bằng cách luôn bảo đảm hệ thống các ngân hàng làm việc một cách liêm chính và bảo vệ các chính sách của người tiêu dùng mọi thời điểm.
- Kiểm soát các mức độ lãi suất của hệ thống tài chính của quốc gia.
Tóm lại nhiệm vụ chính yếu của FED đó chính là quản lý các bộ máy ngân hàng trong quốc gia và tác động trực tiếp đến các mức lãi suất qua đó kiểm soát thị trường tài chính của Mỹ và những cá nhân nhất định (các nhà đầu tư) trên phạm vị toàn cầu.
Tầm ảnh hưởng của FED?
FED vốn được mang quyền hành của hệ thống tài chính của quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ bật nhất thế giới cho nên mọi thông tin được cập nhật từ đây luôn được các nhà đầu tư để mắt hàng đầu. Nói một cách đơn giản hơn FED có thể trực tiếp tác động vào thị trường hành chính của mọi quốc gia thông qua việc tăng lãi suất của Mỹ.Như ta đã biết thì tăng lãi suất là một hành vi có sức ảnh hưởng với quy mô lớn của một đất nước vì điều này sẽ kéo theo nhiều thay đổi quan trọng, cụ thể nếu lãi suất được tăng lên các khoản vay từ cá nhân cho đến các doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng không ít theo hướng tiêu cực.
=> Do đó việc chi tiêu của những nhà đầu tư nói chung sẽ bị ảnh hưởng không ít từ đó mà thị trường tài chính của quốc gia đó cũng bị lay động theo. Và vì Mỹ là một quốc gia đi đầu về nền kinh tế phát triển nên việc quốc gia này chịu ảnh từ việc tăng lãi suất sẽ ít nhiều làm thị trường thế giới bị biến động theo.
Vì sao FED lại có ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới?
Dòng tiền USD là loại đơn vị tiền tệ có giá trị cao nhất trên giới thế do chiếm hầu hết thị trường tài chính của nhiều quốc gia và đóng vai trò như là hệ thống tiền tệ quốc tế chỉ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Cũng từ đó mà Mỹ đã trở thành quốc gia có nền kinh tế bật nhất thế giới và có sức ảnh hưởng tối cao nhằm dẫn dắt nền kinh tế thế giới trong quá khứ lẫn hiện tại. Và hiện tại hầu như tất cả các loại hàng hóa giá trị trên thị trường đều được định giá bằng đồng tiền USD.
Trong khi đó FED lại là tổ chức chi phối hoàn toàn dòng tiền USD từ việc phát hành cho đến tăng mức độ lãi suất. Đó là lý do mà FED có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đối với thị trường giao dịch của nhiều quốc gia.
Chính vì FED là một tổ chức tài chính có mức ảnh hưởng bật nhất thế giới nên mọi động thái và hành vi của FED đều được cá nhân và tổ chức trên toàn quốc gia quan tâm và theo dõi.
Các nhà đầu cần làm gì khi FED có sự thay đổi về lãi suất?
Ở thị trường Forex thì lãi suất là một tác nhân rất lớn gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng hoặc giảm của đồng tiền làm cho các nhà đầu tư cũng như các trader phải đau đầu. Tuy nhiên ta lại không thể làm gì được để ứng phó với sự thay đổi này của FED. Qua đây SanForex sẽ đề ra một vài gợi ý để các nhà đầu tư nói chung có thể sinh tồn được trong thị trường Forex trước sự thay đổi lãi suất đến từ FED.
Một số biện pháp để đối đầu với sự thay đổi lãi suất từ FED:
- Các nhà đầu tư cần phải biết cách sử dụng lệnh dừng lỗ đúng thời điểm để giảm thiểu tối đa thiệt hại khi lãi suất tăng.
- Chủ động rút lui thị trường chứng khoán, bất động để chuyển qua mục đầu tư khác an toàn hơn như bảo hiểm, vàng, sổ tiết kiệm…
- Luôn theo dõi và cập nhật các thông tin về chính sách tiền tệ của FED để kịp nắm bắt thị trường và trở tay khi còn có thể.
- Biết cách giới hạn tài sản của bản thân, đừng sử dụng một cách quá mức mà hãy sử dụng chúng như phần tiền dư để đầu tư một cách an toàn hơn.
Tổng kết
FED là một tổ chức quyền lực có sức ảnh hưởng rất to lớn với thị trường kinh tế thế giới nói chung. Nếu là một nhà đầu tư bạn hãy theo dõi FED thật thường xuyên để không bị các chính sách của FED làm ảnh hưởng quá nhiều. Bài viết đã giới thiệu cho bạn biết sơ lược về FED và tầm quan trọng của tổ chức này đối với thế giới.
Tìm hiểu hơn về kiến thức Forex mới nhất: https://sanforex.org/kien-thuc