Kháng cự hỗ trợ có thể nói là nền tảng kiến thức cơ bản nhất đối với bản thân mỗi Trader đã và đang hoạt động trong cộng đồng giao dịch trực tuyến ở nhiều thị trường nói chung có thể dễ dàng tìm kiếm thành công hơn. Mặc dù nói là kiến thức cơ bản tuy nhiên một số Trader từ những người mới hoặc thậm chí đến những Trader lâu năm cũng chưa chắc hiểu hết được tầm quan trọng của hai khái niệm này và cũng như không thật sự ứng dụng nó một cách hiệu quả.

Sơ lược về thuật ngữ kháng cự hỗ trợ

Khái niệm chung về kháng cự hỗ trợ:

Ta có thể hình dung kháng cự hỗ trợ là những vùng giá, mức giá hay một ngưỡng giá nhất định nằm ngang được kết nối với các đỉnh cao nhất hay thấp nhất của giá hay đơn giản hơn ta có thể hiểu các mốc kháng cự và hỗ trợ là khái niệm dùng để miêu tả các mức giá mà trong quá khứ, thị trường đã gặp khó khăn khi cố gắng phá vỡ. 

Trong đó: 

Mức hỗ trợ thường giữ cho tỷ giá không xuống sâu hơn nữa có thể nói đây là vùng giá mà các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ tăng cao hơn.

Mức kháng cự thường khiến tỷ giá không thể tăng thêm cao hơn cũng có thể hiểu là đây là vùng giá mà các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ giảm thấp hơn.

                  

Ảnh minh họa cho kháng cự và hỗ trợ
Ảnh minh họa cho kháng cự và hỗ trợ

Cách phân biệt kháng cự và hỗ trợ:

Ta có thể dễ dàng phân biệt được sự khác nhau giữa kháng cự và hỗ trợ bằng cách nhìn vào vùng giá của thị trường. Khi vùng giá đi lên và sau đó quay lại tiếp tục giảm thì được coi là kháng cự, còn nếu ta thấy vùng giá có biểu hiện tăng trở lại và vùng giá thấp nhất cũng tăng theo thì đó sẽ được coi là đường hỗ trợ.

Các loại kháng cự hỗ trợ

Đường trung bình cộng: hay còn được biết đến với cái tên là đường MA (Moving Average),được định nghĩa là đường trung bình của chuỗi giá ở một khoảng thời gian cụ thể nào đó nhằm giúp các nhà đầu tư chứng khoáng xác định được  thời điểm hoàn hảo để vào lệnh, kết lời và chốt lỗ một cách hiệu quả nhất.

Đường xu hướng: là đường được phát sinh khi nối cả hai đỉnh và hai đáy gần nhất với nhau.

Vùng giao dịch hay còn gọi là trading range: đây là loại mà giá sẽ được tạo dựng với đỉnh trước và đỉnh sau ở mức ngang nhau, đồng thời đó cả đáy sau và đáy trước cũng bằng nhau, qua đó ta có thể kẻ hai đường thẳng song song thành đường hỗ trợ, kháng cự.

Tại mức giá tròn: được hiểu đơn giản là những mức giá đã được làm tròn.

Khung thời gian lớn nhỏ kết hợp: qua việc xác định khung thời gian nào là ngắn hơn ta sẽ có thể hình dung ra được các mức hỗ trợ và kháng cự của khung thời gian cao hơn cũng như thấy được các mức ở khung nhỏ hơn.

Theo mức phục hồi Fibonacci: được xem là công cụ phân tích kỹ thuật dùng để xác định điểm vào lệnh cũng như điểm cắt lỗ chốt lời. Ta có thể dựa vào các con số % của dãy Fibonacci để xác định mức hỗ trợ, kháng cự tương ứng.

Khoảng trống hay còn được biết với cái tên GAP: được hình thành trong quá trình mà cả giá đóng cửa cũng như giá mở cửa tăng lên hoặc giảm xuống một cách đột biến. Bao gồm GAP Up (giá tăng vọt) và GAP Down (giá giảm mạnh).

Cách xác định vùng kháng cự hỗ trợ

Ta có 2 cách khá phổ biến được các Trader thường dùng để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự:

Kháng cự và hỗ trợ là một vùng:

Ở cách này ta sẽ xác định rằng kháng cự và hỗ trợ là một vùng giá chứ không hề có một mức giá cụ thể nào do đó ta chỉ cần lấy bóng nến làm vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.

Ảnh minh họa cho kháng cự hỗ trợ là một vùng
Ảnh minh họa cho kháng cự hỗ trợ là một vùng

 

Ta có thể thấy được tại vùng đỉnh thì vùng hỗ trợ là khoảng cách giữa giá cao nhất đến giá đóng hoặc mở cửa. còn tại vùng đáy thì vùng kháng cự là khoảng cách giữa giá thấp nhất đến giá đóng hoặc mở cửa.

Sử dụng đường xu hướng (trendline):

Đây là cách được rất nhiều trader tin dùng do nó có thể xác định được giá của cố phiểu sẽ biến đổi theo hướng đi lên hay đi xuống.

Sử dụng xu hướng trendline
Sử dụng xu hướng trendline

 

Việc nối 2 đỉnh của giá trong một khoảng thời gian sẽ tạo ra đường trendline mà ở đó lực bán sẽ gia tăng khi giá đi gần đến đường xu hướng và ngược lại.

Cách giao dịch với hỗ trợ và kháng cự:

Hỗ trợ và kháng cự được đánh giá như một hình tượng mạnh mẽ trong giao dịch nói chung 

Các chiến lược hỗ trợ và kháng cự có thể dựa trên giá tương ứng với các mức này (chiến lược giới hạn phạm vi) hoặc dự đoán sự phá vỡ của hỗ trợ và kháng cự (chiến lược Breakout và pullback).

Giá sẽ không tôn trọng hỗ trợ và kháng cự mãi mãi. Ghi nhớ điều này, các nhà giao dịch cần áp dụng quản lý rủi ro hợp lý để hạn chế thua lỗ nếu có sự đột phá.

Tổng kết

Kháng cự hỗ trợ được xem như là biểu tượng nền tảng nhất trong giao dịch nâng cao. Nếu bạn có ý định trở thành một trader thì đừng chờ đợi mà hãy tìm hiểu tường tận về nội dung này càng sớm càng tốt thể có thể nắm bắt thành công trong giao dịch sau này.

Xem thêm các kiến thức về Forex mới nhất tại: https://sanforex.org/kien-thuc

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận