Để trở thành một nhà đầu tư hoặc một trader thì bạn cần phải tìm hiểu nhiều thứ trong lĩnh vực thị trường tài chính. Long Short chính là một trong những lệnh cơ bản nhất mà bạn cần phải nắm rõ khi bước chân vào thị trường giao dịch. Ở bài viết này hãy cùng Sanforexuytin tìm hiểu về nền tảng kiến thức cơ bản về Long Short là gì? Và tầm quan trọng của nó trong chứng khoán.
- Giấy phép ASIC là gì? Lịch sử hình thành và cách hoạt động của giấy phép này
- Giấy phép CySec là gì? Mức độ uy tín của nó trong thị trường Forex
- Giấy phép FSA là gì? Tìm hiểu thông tin về FSA của Anh mới nhất
- Giấy phép NFA là gì? Top 10 sàn Forex uy tín được NFA quản lý
- Khái niệm lý thuyết Dow là gì và 6 nguyên lý cơ bản của Dow cần nắm rõ
Long Short là gì?
Long Short là gì? Đây là một thuật ngữ khá cơ bản và cũng không quá khó để ta có thể nắm bắt nó tuy nhiên nếu bạn thật sự muốn trở thành một trader thì đây là kiến thức tất yếu mà bạn phải biết qua một cách tường tận vi nếu bạn không hiểu nó một cách rõ ràng bạn sẽ không biết được bản chất của một cuộc giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Long Short là một lệnh thường hay được các trader sử dụng trong các giao dịch liên quan đến Margin và Future, ở giao dịch này trader sẽ phải thao tác với Smart Contract để dùng lệnh mua hoặc bán bất kỳ mặt hàng kỹ thuật số nào mà không bắt buộc phải sở hữu. Trong đó thì Long chính là lệnh được người dùng sử dụng để “mua” nhằm thu về lợi nhuận ở thị trường có xu hướng tăng. Tức là người dùng sẽ mua một sản phẩm chứng khoán nào đó sau đó hưởng lợi nhuận khi mặt hàng đó tăng mức giá hiện tại lên trong tương lai. Ngược lại thì ta có lệnh Short, đây là lệnh giúp người dùng sử dụng để “bán” nhằm thu về lợi nhuận ở thị trường có xu hướng giảm. Tức là ta sẽ bán một sản phẩm chứng khoán và hưởng lời nếu mặt hàng ấy giảm giá trong tương lai.
Position là gì? Long Short Position là gì?
Để có thể đi sâu vào tìm hiểu của thuật ngữ Long Short là gì thì ta không thể không nhắc đến Position.
Position là gì?
Position là một thuật ngữ có rất nhiều khái niệm khác nhau trong thị trường tài chính. Tuy nhiên ở Forex thì Position được miêu tả rất cụ thể và chi tiết. Position có thể được hiểu như “vị thế” mua và bán trong giao dịch, hay nói cách khác Position chính là tình trạng nắm giữ sở hữu hoặc sử dụng một sản phẩm tài chính cụ thể của đối tượng tham gia hợp đồng tài chính.
Theo như những thông tin đã được tìm hiểu bên trên ta đã phần nào nắm được khái quát Long Short và Position là gì. Tiếp đến ta sẽ đi vào phân tích chi tiết hơn về long short thông qua việc tìm hiểu Long Position là gì? và Short Position là gì?
Long Position là gì?
Long Position (vị thế của Long) được dùng để chỉ những người với suy nghĩ tích cực rằng sản phẩm chứng khoán mà họ đang nắm giữ là có tiềm năng và mức giá sẽ tăng lên cao trong tương lai không xa qua đó họ đã thực hiện lệnh mua sản phẩm tiềm năng ấy với mức giá của thị trường hiện tại và đợi đến khi sản phẩm này tăng giá lên sẽ bán ra lại thị trường với mức giá cao hơn để kiếm lời.
Mặc dù trông có vẻ Long Position sẽ giúp nhà đầu tư kiếm lời tuy nhiên song song với đó vẫn có một số rủi ro đáng lo ngại. Nếu nhà đầu tư đặt niềm tin vào sai sản phẩm tức là sản phẩm họ nghĩ là tiềm năng sẽ không hề tăng giá trong tương lai mà còn giảm giá thì lúc này thay vì kiếm được lợi nhuận từ việc bán sản phẩm họ thậm chí sẽ chịu một phần lỗ do đầu tư sai sản phẩm.
Short Position là gì?
Short Position (vị thế của Short) được dùng để chỉ các trader được cho là đang nắm giữ các sản phẩm thiếu tiềm năng và có ý định bán nó ra để kiếm lời thay vì cứ giữ nó cho đến khi nó tuột giá trong tương lai.
Short Position sẽ giúp nhà đầu tư kiếm lời thông qua việc họ bán sản phẩm là cổ phiếu đó đi vì nghĩ nó chắc chắn sẽ rớt trong tương lai và sau khi mức giá của cổ phiếu đã thật sự giảm xuống thì họ sẽ tiến hành mua lại số cổ phiếu ban đầu, qua đó họ sẽ có lại được số cổ phiếu ấy cộng với việc hưởng lời từ số dư do sự chênh lệch mức giá trước đó.
Mối quan hệ giữa Long và Short Position và điểm khác biệt giữa chúng
Được tồn tại như 2 thực thể đối nghịch nhau trong thị trường tài chính song các trader sử dụng 2 lệnh này lại có mối quan hệ mật thiết với nhau đến không ngờ. Bởi giả sử ta đặt trường hợp ở đây là trong giao dịch chứng khoán nếu một người ở vị thế Long dùng lệnh mua thì quá trình giao dịch sẽ được hình thành nếu khớp lệnh thì người ở vị thế Short sẽ xuất hiện.
Trong đó nếu mức giá của sản phẩm của bên người ở vị thế Long đạt đúng nhu cầu mong đợi thì người nãy sẽ thực hiện lệnh bán qua đó người ở vị thế Long đã trở thành người ở vị thế Short và ngược lại nếu người ở vị thế Short cũng thực hiện lệnh bán sản phẩm và sản phẩm ấy cũng giảm đúng như mong đợi thì người ở vị thế Short sẽ trở thành người ở vị thế Long để thực hiện mua lại sản phẩm ban đầu để thu lợi từ số dư.
Qua đó ta có thể thấy mối quan hệ giữa 2 nhà đầu tư khi thực hiện Long và Short Position có phần đối nghịch nhưng không triệt tiêu lẫn nhau mà họ chỉ đổi chỗ cho nhau ở cùng một thời điểm nào đó.
Điểm khác biệt giữa Long Position và Short Position
Như đã được phân tích ở phía trên thì ta có thể dễ dàng đúc kết lại điểm khác biệt giữa Long và Short Position như sau:
Về Long Position:
- Người ở vị thế này sẽ đặt niềm tin vào tiềm năng của sản phẩm theo xu hướng sẽ tăng trong tương lai.
- Nếu có quá nhiều người ở vị thế Long cùng thực hiện lệnh mua thì giá sẽ tăng lên rất nhanh trong một khoảng thời gian nhất định.
- Người ở vị thế này sẽ kiếm được lợi nhuận thông qua việc mua các sản phẩm tiềm năng và bán nó lại với giá cao hơn trong tương lai.
Về Short Position:
- Người ở vị thế này sẽ chắc chắn rằng sản phẩm của mình sẽ có xu hướng giảm trong tương lai.
- Nếu có quá nhiều người ở vị thế Short cùng thực hiện lệnh bán thì sẽ làm cho mức giá thị trường giảm xuống cực kỳ nhanh.
- Người ở vị thế này sẽ kiếm được lợi nhuận từ việc bán sản phẩm của mình ở thời điểm đó và mua lại nó trong tương lai thời điểm mà giá đã giảm để thu lời từ số dư với giá ban đầu.
Cách giao dịch với Long và Short Position
Sau khi đã tìm hiểu chi tiết về Long Short Position là gì thì bây giờ ta sẽ đến phần tiếp theo nhằm giúp ta vạch ra chiến lược hiệu quả để giao dịch bằng Long Short Position.
Giao dịch đồng thời
Ở chiến lược này người giao dịch sẽ phải sử dụng cả lệnh Long và Short cùng lúc với nhau trên một cặp sản phẩm. Tiếp đó người sử dụng sẽ phải tiến hành khảo sát thị trường để xác định xu hướng, cuối cùng là tiến hành việc đóng một lệnh, lệnh còn lại thì giữ và đợi thời cơ.
Sử dụng lệnh mua và bán đối với 2 cặp sản phẩm tương đồng
Ở chiến lược này thì người giao dịch sẽ sử dụng song song 2 lệnh, lệnh mua một cặp sản phẩm – cùng lúc đó sẽ bán một cặp sản phẩm tương đồng có cùng giá trị qua đó sẽ giúp người sử dụng giảm thiểu rủi ro khi xác định sai xu hướng thị trường.
Kết hợp giữa Long và Short Position trên Call Option
Ở chiến lược này người giao dịch sẽ có 2 phương pháp cụ thể để áp dụng:
- Đầu cơ chênh lệch khi giá tăng: người sử dụng sẽ phải dùng cùng lúc 2 lệnh vào 2 Call Option khác nhau trên cùng một cặp sản phẩm trong đó Call Option chứa lệnh Short phải có mức giá cao hơn so với lệnh còn lại. Đây là chiến lược sẽ tiêu hao một nguồn vốn nhất định của bạn (Long – Short) đổi lại bạn sẽ đạt được lợi nhuận khi giá đi đúng xu hướng đã định và cũng sẽ mất nếu như sai xu hướng.
- Đầu cơ chênh lệch khi giá giảm: Cách làm cũng tương đồng so với trên tuy nhiên ở đây Call Option chứa lệnh Long phải có mức giá cao hơn so với Call Option của lệnh Short. Ở cách này thì người sử dụng sẽ đạt lợi nhuận ngay từ ban đầu đó là nguồn lợi từ số dư nguồn vốn (Short – Long). Cùng với đó nếu xu hướng sai thì sẽ mất đi nguồn vốn tương tự.
Tổng kết
Long Short là một thuật ngữ chuyên môn trong lĩnh vực giao dịch tài chính chứng khoán. Nếu nắm bắt nó một cách tường tận chi tiết bạn sẽ hiểu rõ được bản chất của các cuộc giao dịch và từ đó giúp bạn gắt hái được nhiều lợi nhuận hơn qua việc sử dụng các lệnh này. Qua bài viết đã giới thiệu cho bạn thêm về Long Short là gì? Và tầm quan trọng của nó trong thị trường chứng khoán.
Xem thêm các kiến thức về đầu tư khác tại đây: https://sanforex.org/kien-thuc