Position Trading là phong cách giao dịch dành cho những nhà đầu tư có tính kiên nhẫn và có sự hiểu biết biết chuyên sâu với thị trường Forex,  đây cũng là giao dịch dài hạn nhất. Vậy Position Trading là gì? Ưu và nhược điểm của dạng giao dịch này như thế nào. Cùng sanforex.org tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Position Trading là gì?

Position Trading là phong cách giao dịch mua và nắm giữ dài hạn. Có thể nói trong giao dịch Forex và đầu tư chứng khoán đây cũng được xem là một thuật ngữ phổ biến. Và tất nhiên những nhà đầu tư giao dịch phong cách Position Trading thì thường gọi là Position Trader.

Position Trading là phong cách giao dịch mua và nắm giữ dài hạn
Position Trading là phong cách giao dịch mua và nắm giữ dài hạn 
  • Đối với các nhà đầu tư Forex thì Position Trading có thể được giữ trong vài năm và tháng hoặc có thể tính đến vài tuần.
  • Đối với các nhà đầu tư chứng khoán thì Position Trading khong những có thể được giữ trong vài năm mà nó còn được nắm giữ đến hàng chục năm.

Nếu Swing Trading giúp các trader có được cơn sóng lẻ thì Position Trading giúp cho các nhà đầu tư bắt được nhiều con sóng hơn nghĩa là ở lại xu hướng lâu hơn mà không bị stop-out.

Các đặc điểm của Position trading là gì?

  • Nếu với giao dịch Scalping hay Day trading (giao dịch ngắn hạn) thì Position trading sẽ là một sự đối lập hoàn toàn. Các Position trader hầu như không quan tâm đến hàng hóa giao dịch bị những biến động ngắn hạn.
Các đặc điểm của Position Trading là gì?
Các đặc điểm của Position Trading là gì?
  • Position trader cần nghiên cứu thật kỹ các thông tin liên quan đến các loại hàng hóa mà họ chọn để đầu tư thực hiện giao dịch. Khi mua xong có thể nói là họ gần như quên đi, thỉnh thoảng mới theo dõi và chờ đến thời điểm đạt mức lợi nhuận kỳ vọng thì mới bán.
  • Các Position trader thường sử dụng phương pháp phân tích cơ bản sau đó đưa ra quyết định giao dịch. Yếu tố kỹ thuật chỉ được sử dụng bổ sung nhằm xác định một xu hướng dài hạn.
  • Phương pháp Position trading thị trường chứng khoán thường áp dụng nhiều hơn trong giao dịch Forex. 
  • Phong cách này chỉ phù hợp với những trader có nhiều vốn đầu tư. Họ đầu tư mỗi hàng hóa 1 ít, mỗi nơi 1 ít. Phương pháp này giúp cho trader đa dạng hóa rủi ro, ăn đậm khi mà thị trường Forex đi đúng hướng.

Ưu và nhược điểm của Position Trading là gì?

Để đánh giá khía cạnh này, ta cần xác định những ưu điểm và nhược điểm của nó.

Có nên giao dịch theo Position Trading không
Có nên giao dịch theo Position Trading không

Ưu điểm

  • Trader thường không mất quá nhiều thời gian do khung giờ giao dịch kéo dài. 
  • Những biến động về giá trong những khoảng thời gian ngắn không làm các trader quan tâm chính vì vậy mà họ giảm bớt được căng thẳng khi thực hiện giao dịch.
  • Các trader vào lệnh sớm hơn do tỷ lệ Risk:Reward (R:R) khá tốt.
  • Do số lệnh ra vào ít nên Position trader tốn ít chi phí Spread hơn.

Nhược điểm

  • Khi sử dụng Position Trading, các trader cần có những hiểu biết nhất định về phân tích cơ bản.
  • Các nhà đầu tư cần có một số vốn lớn mới sử dụng Position Trading hiệu quả.
  • Khối lượng mỗi khi vào lệnh thường khá lớn, lệnh đi trái với nhận định ban đầu có thể gây rủi ro lớn và thua lỗ nặng nề.

Position trader là gì? Position trader phù hợp với những ai?

Những thông tin trên mà chúng tôi đưa ra chưa đủ để thuyết phục bạn, thì những đặc điểm dưới đây sẽ giúp bạn trả lời và xác định mình có thể trở thành position trader được không. Cụ thể:

Position trader cần sự quyết đoán và giữ vững tâm lý
Position trader cần sự quyết đoán và giữ vững tâm lý
  • Position trader cần sự quyết đoán và giữ vững tâm lý trước chiến lược giao dịch phân tích của những nhà đầu tư khác. 
  • Để đoán được xu hướng thị trường trong tương lại các Position trader cũng cần hiểu biết cũng như có suy luận riêng để phán đoán.
  • Là những người am hiểu sâu sắc và cái nhìn nhạy bén cách thức vận hành của nền kinh tế để dự đoán những tác động trực tiếp cũng như gián tiếp nền kinh tế đến các cặp ngoại tệ.
  • Quan trọng hơn, mà các trader cần có là vốn đầu tư lớn để gánh những khoản lỗ hàng trăm pips khi thị trường đi sai hướng, cũng như chi trả cho các loại phí giao dịch như swap, phí hoa hồng, phí spread…
  • Trader phải thực sự là người bình tính và kiên nhẫn, không chốt lời sớm khi lợi nhuận lên tới vài nghìn pips.

Bài viết trên đây đã phần nào tổng hợp những kiến thức Forex cơ bản về Position Trading là gì? Hi vọng nhà đầu tư sẽ tìm được chiến lược giao dịch đầu tư phù hợp nhất cho mình. Chúc các nhà đầu tư luôn thành công!

XEM THÊM: Forex Trader là gì? Các loại Trader phổ biến hiện nay trên thị trường Forex

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận