Giao dịch Insider Trading là gì? Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các thông tin xung quanh khái niệm Insider Trading – Giao dịch nội gián. Đây là thuật ngữ được sử dụng nói về thông tin nội bộ của một công ty bị tiết lộ và nó làm ảnh hưởng đến các giao dịch chứng khoán như trái phiếu hay cổ phiếu.
- Sell Stop và Buy Stop là gì? Cách sử dụng 2 lệnh này một cách hiệu quả
- Spread là gì trong Forex và những lưu ý nhà đầu tư cần biết
- Swing Trading là gì? Các chiến lược Swing Trading giúp tăng lợi nhuận ổn định
- Thị trường ngoại hối Forex là gì? Tìm hiểu những ưu điểm nổi bật trong 2022
- Tìm hiểu mô hình vai đầu vai (Head And Shoulders) là gì và cách nhận biết
Như vậy, liệu rằng giao dịch nội gián có phạm pháp hay không và làm cách nào để phát hiện ra điều đó, hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây của sanforex.org nhé!
Insider Trading là gì?
Insider Trading là tên tiếng anh, còn tiếng Việt của nó có nghĩa là giao dịch nội gián. Giao dịch nội gián tức là một nhà đầu tư mua hoặc bán chứng khoán của một công ty nào đó nhờ vào các thông tin mật của công ty đó và thông tin đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu của công ty.
Nghe đến đây, có lẽ bạn sẽ cho rằng giao dịch nội gián là bất hợp pháp. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy, vì nó còn phụ thuộc vào yếu tố thời gian khi người trong cuộc tiến hành thực hiện giao dịch.
Những ví dụ về giao dịch Insider Trading là gì?
Ngày 19 tháng 12 năm 2017, khi Coinbase có thông báo chính thức trên kênh Twitter rằng sẽ tích hợp Bitcoin Cash. Tuy nhiên, giá và cả khối lượng của Bitcoin Cash đã đột ngột tăng trước khi công bố này được phát hành. Như vậy, đã có sự can thiệp của giao dịch nội gián trong thương vụ trên thị trường tiền điện tử này.
Giao dịch nội gián là bất hợp pháp đúng không?
Như đã nói ở trên, giao dịch nội gián không phải lúc nào cũng bất hợp phát và người giao dịch chỉ bị kết tội khi mua hoặc bán cổ phiếu với số lượng lớn trước khi thông tin mật được đưa ra. Khi thông tin mật của một công ty chỉ được biết bởi một nhóm người cụ thể và tất nhiên những thông tin này sẽ có lợi cho họ khi họ thực hiện hành vi gian dối.
Tất nhiên, điều này là không công bằng với các nhà đầu tư không biết thông tin mật, họ không thể nào kiếm được lợi nhuận hoặc tránh được những thua lỗ khi công ty công bố thông tin.
Trên thị trường chứng khoán, lâu lâu bạn sẽ thấy được một phi vụ giao dịch nội gián chấn động, giống như vụ việc xảy ra vào năm 2001 gây chấn động toàn thế giới của Martha Stewart.
Thông tin mật của công ty được tiết lộ từ người trong cuộc, mối liên hệ từ người trong công ty và người ngoài công ty này được kết luận là bất hợp pháp. Hình phạt họ nhận được là những tháng tù giam và số tiền phạt cực lớn.
Làm thế nào để phát hiện giao dịch Insider Trading?
Nhiều bạn thắc mắc cách để phát hiện giao dịch nội gián trên một thị trường lớn như chứng khoán. Thực tế, thị trường tài chính luôn được quản lý bởi một nhóm người và công việc chính của họ là giám sát những giao dịch hàng ngày trên thị trường. Họ sẽ chịu trách nhiệm phát hiện những điều bất thường trong cách khách hàng giao dịch.
Chẳng hạn, khi một công ty nào đó sắp có thông báo ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu của công ty đó, những người giám sát thị trường sẽ bắt đầu thực hiện công việc giám sát của mình đối với công bố lớn này. Họ sẽ đưa ra lời cảnh báo khi phát hiện điều bất thường trong giao dịch.
Ví dụ:
Khi một cá nhân được tiết lộ rằng doanh thu hàng năm của một công ty tăng trưởng và sắp được công bố, anh ta tiến hành mua cổ phiếu của công ty đó với 200.000$. Ngay lúc này, những người chịu trách nhiệm giám sát sẽ nghi ngờ và bắt đầu điều tra. Nếu có bất kỳ phát hiện nào liên quan đến nhà đầu tư này và cá nhân trong công ty có quan hệ qua lại, thì đây sẽ làm bằng chứng khiến họ đẩy mạnh việc điều tra hơn nữa.
Bên cạnh đó, việc một nhà đầu tư bỏ ra số vốn nhỏ mỗi lần đầu tư hoặc một người chưa bao giờ tham gia đầu tư lại chấp nhận bỏ ra số tiền lớn cũng là cho những người giám sát nghi ngờ.
Nhân viên biết thông tin thay đổi của công ty có được mua cổ phiếu công ty đó hay không?
Những cá nhân trong công ty như Giám đốc, nhân viên có thể mua hoặc bán cổ phiếu của công ty. Tuy nhiên, với một số quốc gia họ phải thực hiện khai báo với những cơ quan có liên quan. Bởi vì, nếu họ biết được thông tin nhạy cảm từ công ty thì họ cũng sẽ bị điều tra về hành vi giao dịch nội gián.
Để phòng tránh trường hợp biết trước thông tin và tiến hành giao dịch trục lợi, các công ty thường đưa ra những quy định cho nhân viên của mình.
Người trong cuộc không chỉ là nhân viên công ty, mà thực chất còn có những cá nhân khác bên ngoài công ty như luật sư, kế toán, chủ ngân hàng, chủ tiệm in, …
Giao dịch nội gián ảnh hưởng gì đến nhà đầu tư?
Nếu bạn không tham gia vào hành vi giao dịch nội gián, thì chắc chắn vấn đề này sẽ không ảnh hưởng đến bạn. Tuy nhiên, nếu trong quá trình đầu tư, bạn không biết Insider Trading là gì và những hậu quả mà nó tác động đến chính bản thân bạn khi mắc phải thì đó là một rủi ro rất lớn.
Giá dịch nội gián không chỉ khiến bạn ngồi tù, mà nó còn khiến bạn phải bồi thường một mức giá rất lớn. Đừng nghĩ việc người khác cung cấp bạn thông tin và bạn dựa vào đó để đầu tư là may mắn, cũng đừng biết ơn họ vì có thể họ sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng ngồi tù.
Kết luận
Tóm lại, trước khi bắt đầu đầu tư tài chính, bạn phải nắm được kiến thức giao dịch Insider Trading là gì, bởi chỉ có như vậy bạn mới tránh được những rủi ro trong quá trình giao dịch. Hy vọng những kiến thức từ Sanforexuytin.Top sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình đầu tư của mình.