Swing Trading một trong những thuật ngữ phổ biến mà chắc hẳn Trader nào cũng đã từng sử dụng. Tuy nhiên đối với những những người mới thì Swing Trading còn khá xa lạ. Vậy để giúp bạn hiểu rõ hơn về Swing Trading là gì? Đặc điểm và chiến lược giao dịch hiệu quả nhất là gì? Mời bạn cùng sanforex.org tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Swing Trading là gì?

Swing Trading là giao dịch thu lợi nhuận từ tập trung những thay đổi xu hướng hành động giá ở trong những khung thời gian ngắn hạn. Swing Trader cũng sẽ bắt đỉnh đảo chiều đỉnh cũng như đáy trong thị trường. Khoảng thời gian giữ lệnh từ 1 – 6 ngày, có thể lên đến vài tuần nếu giao dịch đó có tiềm năng lợi nhuận.

Swing Trading là gì? Swing Trading một trong những thuật ngữ phổ biến
Swing Trading là gì? Swing Trading một trong những thuật ngữ phổ biến

Vậy Swing Trader là gì? Trong giới đầu tư Forex, người ta phân chia các loại Forex trader theo các phong cách giao dịch khác nhau như sau:

  • Scalping trading: Đây là giao dịch với thời gian cực kỳ ngắn. Trader thường mở hoặc đóng lệnh chỉ trong vài phút, hoặc vài giây, nhiều hơn thì vài chục phút.
  • Day trading: là giao dịch diễn ra trong ngày. Trader thường mở và đóng lệnh trong vài giờ và thường không để lệnh qua đêm.
  • Swing trading: là mở và giữ lệnh trong vài ngày, có thể nhiều hơn là vài tuần.
  • Position trading: là mở hoặc giữ lệnh trong vài tháng, thậm chí vài tuần.

Phương pháp Swing trading có những đặc điểm gì?

  • Tần suất giao dịch sẽ ít hơn so với Scalping và day trading vì nhà đầu tư thường chọn thời gian dài để giao dịch.
Mức độ căng thẳng của Swing Trading sẽ thấp hơn Scalping - Tìm hiểu Swing Trading là gì?
Mức độ căng thẳng của Swing Trading sẽ thấp hơn Scalping – Tìm hiểu Swing Trading là gì?
  • Về tính chất ổn định: Đa số các nhà đầu tư chọn lệnh giao dịch tại các khung trung hạn, thường là vài ngày, đến vài tuần. Do đó, số lần giao dịch trong một tháng của họ là khá ít. Cơ bản, nếu bạn thực sự muốn giao dịch theo phong cách Swing trading thì bạn cần nghiên cứu phần trăm sinh lời trong khoảng thời gian ít nhất là 1 năm và xét cơ hội ở những price action ngắn hạn.
  • Lợi nhuận thực sự lý tưởng của các nhà giao dịch theo Swing thường là trên dưới 12% trong khi tỷ lệ gặp phải rủi ro mà họ có thể chấp nhận là dưới 3%.
  • Chi phí giao dịch thấp hơn so với các loại giao dịch ngắn hạn. Do tần suất vào lệnh của phong cách này là rất ít nên phí spread và phí hoa hồng không phải là vấn đề lớn đối với các trader, điều này trái ngược hoàn toàn với phong cách scalping (lướt sóng). Tuy nhiên, các trader cần tính thêm một loại chi phí nữa là phí qua đêm (phí swap). Loại phí này sẽ khá làm mòn túi tiền của bạn nhưng cũng có thể giúp bạn gia tăng lợi nhuận nữa đấy.
  • Swing trading có mức độ căng thẳng sẽ thấp hơn Scalping hay còn gọi Day Trading. Bởi thay vì bạn phải thường xuyên nhìn vào màn hình nhằm theo dõi biến động giá thì Swing trading  mất tầm 15 phút để quan sát biến động của thị trường.

Những chiến thuật Swing Trading trong Forex

Swing trading trong Forex có phương pháp giao dịch cực kỳ phong phú và đa dạng, các nhà đầu tư tự do lựa chọn các chiến thuật để phù hợp với mục tiêu trader của chính mình. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn các số chỉ báo kết hợp Swing trading đơn giản và hiệu quả nhất giúp tăng tỷ lệ giao dịch thành công lên đến 80%. 

Những chiến thuật Swing trading trong Forex là gì?
Những chiến thuật Swing trading trong Forex là gì?

Chiến thuật hồi quy Fibonacci (Fibonacci Retracement)

Fibonacci là công cụ kỹ thuật giúp các trader tìm ra mức kháng cự và hỗ trợ trên đồ thị giá. Cụ thể, sau khi một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh, giá sẽ có xu hướng phục hồi và chạm vào các mức 38,3%, 50% và 61.7% tạo thành Swing low trước khi tiếp diễn xu hướng chính ban đầu.

Các nhà đầu tư vào lệnh sell trong thời gian ngắn hạn khi giá giảm chạm mốc 61,7 và chốt lời (take profit) tại mức 23.6%

Hỗ trợ và kháng cự

Khi xác định xong xu hướng thị trường, các nhà đầu tư thường sử dụng các đường trendline để quyết định điểm vào lệnh. Cụ thể, mức kháng cự là vùng giá giá mà thể hiện phe mua đang mạnh hơn phe bán. Lúc này, thị trường tăng giá, các trader sẽ  xem xét vào lệnh tại điểm phá vỡ mức kháng cự và đặt cắt lỗ (stop loss ) dưới mức kháng cự này. 

Chiến thuật Swing Trading là gì?
Chiến thuật Swing Trading là gì?

Tương tự, ngưỡng hỗ trợ là khu vực giá cho thấy lực bán đang mạnh hơn lực mua, lúc này, thị trường đang trong xu hướng giảm, các trader bán tại điểm break out đường hỗ trợ và đặt stop loss bên trên hỗ trợ. Tóm lại, theo cách hiểu đơn giản, nguyên tắc này là mua ở khu vực kháng cự và bán ở khu vực hỗ trợ.

Mô hình giá

Swing Trading đòi hỏi nhà đầu tư phải thực hiện giao dịch theo xu hướng thị trường. Nếu các nhà đầu tư bảo đảm được yếu tố giá đang biến động mạnh cũng như vẽ mô hình giá trên đồ thị việc xác đinh hướng cực kỳ đơn giản. Các trader nên dựa vào kinh nghiệm và những kiến thức đã học được từ mô hình báo giá để tìm điểm vào lệnh hợp lý.

MA(10) và MA(20)

Khi đường MA (10) cắt đường MA(20) phía trên thì bạn có thể vào lệnh mua (buy). Còn khi đường MA(10) cắt đường MA(20) xuống phía dưới, các bạn vào lệnh bán (sell).

Chiến thuật Swing Trading trong Forex: MA(10) và MA(20)
Chiến thuật Swing Trading trong Forex: MA(10) và MA(20)

MACD giao nhau

Đường MACD là chỉ báo phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong vấn đề xác định xu hướng giá. Cấu tạo của MACD gồm 2 đường: đường trung bình động MACD và đường tín hiệu. Tín hiệu cho các trader có thể mua vào hoặc bán ra là khi 2 đường này cắt nhau.

Nếu đường MACD đi lên và cắt đường tín hiệu, điều này dự báo xu hướng tăng, các trader có thể đặt lệnh buy. 

Ngược lại, khi đường MACD đi xuống và cắt đường tín hiệu, tức là dự báo thị trường sẽ giảm, các nhà đầu tư nên cân nhắc việc mở lệnh sell.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Swing Trading là gì? Cũng như đặc điểm và chiến lược giao dịch hiệu quả. Chúc bạn có trải nghiệm trở thành một Trading Forex thật bổ ích nhất!

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *