Scalping là gì? Tại Sao Scalping được các Trader lựa chọn? Những ai được tham gia giao dịch Scalping? Và làm sao để giao dịch hiệu quả? Đây là câu hỏi được rất nhiều Trader mới quan tâm. Vì vậy để giúp bạn giải đáp thắc mắc Sanforexuytin xin chia sẻ tới bạn đọc những thông tin sau.
- MT4 Forex là gì? Metatrader 4 khác gì so với MetaTrader 5
- Nến Marubozu là gì? Cách nhận biết và giao dịch với mô hình nến Marubozu
- Nến Spinning top là gì? Hướng dẫn giao dịch hiệu quả với nến con quay
- Nghề IB Forex là gì? Những điều cần biết về các Introducing Broker tại Việt Nam
- Phí Commission là gì? Đặc điểm và cách tính phí hoa hồng trong Forex
Scalping là gì?
Scalping là gì mà được nhiều trader yêu thích như vậy? Thực chất Scalping Forex nghĩa là tại thời điểm mở đến khi đóng lệnh giao dịch chỉ mất một khoảng thời gian cực kỳ ngắn.
Bình thường khi những nhà đầu tư giao dịch Scalping họ sẽ lựa chọn khung thời gian trên biểu đồ giá từ 1- 5 phút (M1 – M5). Chính vì các Scalper khi thực hiện đóng lệnh trong một khoảng thời gian cực ngắn đấy sẽ được gọi là hình thức” giao dịch lướt sóng” hoặc ” đánh lướt sóng” …
Scalping cũng được gọi là một loại giao dịch “ngắn hạn”. So với các loại giao dịch Swing, Day trading, … thì đây là loại giao dịch ngắn hạn nhất.
Đối với các Scalper, chốt lệnh sớm hưởng các lợi nhuận nhỏ rất được ưu tiên, từ việc tíc lệnh thắng nhỏ tạo nên lợi nhuận cực kỳ lớn.
Trong Forex ngày nay các Scalper thường đặt chỉ tiêu từ vài pip cho đến vài chục pip là họ có thể chốt lệnh. Không những thế chỉ cần bù được các khoản phí như: phí Spread + phí Commission và lãi thêm 1 – 2 pip là những trader này có thể thực hiện đóng lệnh rồi.
Các chiến lược scalping đơn giản và hiệu quả
Chúng ta sẽ cùng xem xét những chiến lược được áp dụng trong giao dịch scalping cực kỳ hiệu quả nhất, và những chỉ báo hữu hiệu khi giao dịch theo phương pháp giao dịch lướt sóng này.
Chiến lược dựa trên chỉ số dao động ngẫu nhiên (Stochastic Oscillator)
Stochastic Oscillator là chỉ số báo động lượng, dùng để so sánh giá hiện tại với giá trong một quãng thời gian của tài sản (tùy trader có thể thiết lập những chu kỳ khác nhau). Cấu tạo của SO bao gồm 4 đường: đường %D, đường %K, đường biên trên và dưới.
Cách vào lệnh với SO
- Dùng chỉ số SO có xu hướng cụ thể trong thị trường để nắm bắt được chuyển động thị trường.
- Khi chỉ số SO đi đến hai điểm cực đại ở hai biên, có khả năng giá sẽ chuyển biến.
- Scalper cần đặc biệt lưu ý nơi %D cắt %K: đây là điểm vào lệnh.
- Dừng lỗ và chốt lời khi SO vượt qua đường biên trên hoặc dưới
Scalping với SO trong trường hợp thị trường tăng
Ở biểu đồ giá Brent, với khung thời gian 3 phút, ta có thể thấy:
- Thị trường tài chính đang có xu hướng tăng lên
- Các điểm thấp trên đồ thị SO là nơi để đặt lệnh mua vào (đường %D và đường %K cắt nhau tại 20).
- Vị trí đóng lệnh là khi đường đồ thị SO lên đến 80 (quá bán), hoặc khi thị trường có sự thay đổi xu hướng (xu hướng giảm (đường %D nằm trên đường %K).
Scalping với SO trong trường hợp thị trường giảm
Ngược lại, đối với các chỉ báo SO, scalper vào lệnh Bán Khống trên thị trường có xu hướng giảm, và chốt lời khi SO xuống dưới 20.
Chiến lược dựa trên đường trung bình di động (MA)
Chiến lược scalping đơn giản mà bạn có thể áp dụng là dựa trên đường MA. Đường MA là đây là đường trung bình các chuỗi giá trong khoảng thời gian để xác định của tài sản.
Cách vào lệnh Scalping với MA
- Khi bạn sử dụng MA trong giao dịch scalping, scalper thường sử dụng 2 đường MA ngắn hạn (MA-5; MA-20) và 1 đường MA dài hạn (MA-200) để tìm xu hướng giao dịch.
- Sau khi bạn nắm bắt được xu hướng giao dịch, về những giao điểm MA-5 và MA-20 từ đó tìm scalper sẽ dựa vào đó để tìm ra điểm vào lệnh.
Scalping với MA trong tình huống thị trường tăng
Ở biểu đồ giá EUR/USD ở trên, khung thời gian 3 phút, bật 3 đường MA. Ta có thể thấy:
- Thị trường có xu hướng tăng lên (MA-200 tăng – màu đỏ)
- Các điểm cắt nhau giữa MA-20 cũng như MA-5 (xanh dương và xanh lá) đây chính là vị trí vào đặt lệnh Mua vào (đánh dấu mũi tên).
Scalping với MA trong tình huống thị trường giảm
- Thị trường tài chính có xu hướng giảm xuống (MA-200 giảm – màu đỏ)
- Vị trí để vào lệnh giao dịch Bán khống (đánh dấu bằng mũi tên) là các điểm cắt nhau giữa MA-5 và MA-20 (xanh lá và xanh dương)
Chiến lược dựa trên chỉ báo kỹ thuật Parabolic SAR
Parabolic SAR là chỉ báo kỹ thuật dễ hiểu, thể hiện xu hướng thị trường, và scalper thường tận dụng Parabolic SAR để tìm điểm vào và thoát lệnh. SAR là viết tắt của cụm từ “Stop and Reversal”, nghĩa là điểm mà thị trường “Dừng lại và Đảo chiều”.
Cách vào lệnh scalping với SAR
- Scalper bật chỉ báo Parabolic SAR, quan sát chấm tròn trên biểu đồ.
- Nếu giá nằm dưới SAR: Bán khống
- Nếu giá nằm trên SAR: Mua vào
Biểu đồ chỉ số chứng khoán DAX ( Đức) ở khung thời gian 5 phút trên cho thấy:
- Khi giá nằm dưới SAR, Scalper có thể bán khống (chấm đỏ)
- Scalper có thể mua vào khi giá nằm trên SAR (chấm xanh)
Chiến lược sử dụng chỉ báo RSI
Chiến lược scalping cuối cùng mà các trader thường áp dụng là chỉ báo RSI. RSI là chỉ báo thể hiện biến động của giá cá trong ngắn hạn, trong đó, RSI sẽ dao động từ 0 – 100. Khi RSI >70 thể hiện thị trường quá mua và <30 thể hiện thị trường quá bán.
Chiến lược RSI được thực hiện cực kỳ dễ dàng , tuy nhiên ta có thể “tinh chỉnh” để tạo ra hệ thống vào lệnh mua bán, dừng lỗ một cách chặt chẽ, chiến lược này rất thích hợp với những người mới bắt đầu đầu tư.
Thiết lập RSI
- Nhà đầu tư sử dụng RSI 2 chu kỳ và chỉnh ngưỡng quá bán về 10, quá mua lên 90 thay vì 30 và 70 (Mục đích là để nắm bắt được chuyển động giá nhanh của thị trường)
- Để xác định xu hướng, thiết lập ở giá đóng cửa thường dùng đường EMA-55 .
- Giá bên dưới đường đồ thị EMA-55 thường được người ta tìm điểm vào lệnh Bán khống
- Khi giá bên trên đường EMA-55, ta tìm điểm vào lệnh Mua vào.
RSI để scalping mua vào
- Bước 1: Trước tiên bạn cần xem biểu đồ giá cả. Lúc này, giá của các giao dịch dưới EMA-55, và sau khi phá vỡ vượt lên trên EMA-55
- Bước 2: Quan sát RSI, chờ khi nào RSI xuống 10. Đây là tín hiệu mua vào.
- Bước 3: Đặt lệnh mua vào, dừng lỗ ở mức giá khi đóng cửa thấp gần nhất. Đặt chốt lời ở mức cao gấp 2 lần với mức dừng lỗ.
Bài viết trên đây là đã trả lời các câu hỏi của nhà đầu tư mới hiện nay đang vướng mắc phải như: giao dịch Scalping là gì? Giao dịch lướt sóng là gì? Scalper Trader là gì? Cũng như cách tìm được chiến lược đầu tư hiệu quả nhất. Hi vọng qua đây sẽ giúp nhà đầu tư hiểu hơn về giao dịch lướt sóng và có những chiến lược giao dịch thành công trong tương lai.
XEM THÊM: Trở thành một Forex Trader chuyên nghiệp như thế nào?